trongdong
text logo

Hội thảo khoa học: “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trẻ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta đến năm 2030”

Tác giả bài viết: P.V

Thứ ba - 03/12/2024 08:00
Sáng 03/12/2024, Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển phối hợp với Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo Khoa học “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trẻ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta đến năm 2030”
Anh1

Hội thảo: “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trẻ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta giai đoạn 2021-2030” là nội dung quan trọng trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước Chính sách và giải pháp phát triển nhân lực khoa học công nghệ trẻ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030”mã số ĐTĐLXH.07/22 do Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển là đơn vị chủ trì, TS. Đặng Vũ Cảnh Linh làm chủ nhiệm đề tài.
 
Tham dự và đồng chủ trì tại Hội thảo có TS. Đặng Vũ Cảnh Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên, chủ nhiệm đề tài ĐTĐLXH.07/22 và PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.
 
Anh2
PGS.TS. Bùi Quang Tuấn và TS. Đặng Vũ Cảnh Linh – Đồng chủ trì Hội thảo
 
Tính tới thời điểm hiện tại, đề tài đã triển khai và hoàn thành nghiên cứu, điều tra, khảo sát tại 10 tỉnh/thành phố với mẫu thống kê chi tiết 300 doanh nghiệp, khảo sát 1200 nhân lực khoa học, công nghệ trẻ, thực hiện 220 cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với đại diện các nhà quản lý địa phương, chủ doanh nghiệp, nhân lực khoa học, công nghệ trẻ, đại diện các nhà quản lý, hoạch định chính sách, chuyên gia, các nhà giáo dục, đại diện báo chí, truyền thông, các nhóm học sinh, sinh viên, trí thức trẻ…
 
Phát biểu đề dẫn, TS Đặng Vũ Cảnh Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu thanh niên, cho biết, một trong những hạn chế của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nói riêng là thiếu vắng nhân lực khoa học công nghệ (KHCN), chưa phát huy được vai trò của lực lượng xã hội quan trọng này cho phát triển doanh nghiệp. Nhà nước vẫn chưa có đủ cơ chế, chính sách đột phá trong việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ đội ngũ nhân lực KHCN đối với sự phát triển doanh nghiệp và phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
 
Anh3
TS. Đặng Vũ Cảnh Linh phát biểu đề dẫn Hội thảo
 
Tại hội thảo, các đại biểu trình bày tham luận đã tập trung làm rõ nhiều vấn đề cơ bản như: Hoạt động khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam; Thuận lợi, khó khăn, rào cản và thách thức của nhân lực khoa học công nghệ trẻ trong các doanh nghiệp tại Việt Nam; Tác động của trí tuệ nhân tạo và làn sóng công nghệ mới đến nhân lực khoa học công nghệ trẻ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Giải pháp thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ mới.
 
Anh3
TS. Đỗ Thị Kim Anh - Viện nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng
 
Anh4
TS. Trần Thị Hoa Thơm - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
 
Anh5
TS. Lê Văn Hùng - Viện nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng
 
Anh6
PGS.TS. Bùi Quang Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Hội thảo đã thu hút nhiều ý kiến trao đổi và chia sẻ thiết thực từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đồng thời có sự góp mặt của doanh nghiệp, mang đến những kinh nghiệm thực tiễn quý báu trong phát triển nguồn nhân lực.
 
Anh7
 
Anh8
 
Anh9
   
Anh11
  Các chuyên gia, nhà khoa học chia sẻ ý kiến, góp ý tại Hội thảo
 
Nhiều giải pháp đã được các chuyên gia, nhà khoa học đề xuất nhằm phát triển nhân lực khoa học công nghệ (KHCN) trẻ trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, điển hình như: Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh để thu hút đầu tư vào KHCN; Bảo đảm sự bình đẳng trong tiếp cận chính sách đào tạo, trọng dụng nhân tài; Khuyến khích đổi mới sáng tạo và hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... Các chuyên gia cho rằng, việc chuẩn bị tốt cho đội ngũ nhân lực KHCN trẻ sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
       

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây