trongdong
text logo

Quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể “Chả cá Chày Đại Hợp đặc sản xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng”

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Phương

Thứ ba - 19/09/2023 22:11
1. Đặt vấn đề
Nghề vươn khơi bám biển đánh bắt cá đã gắn liền với quá trình hình thành phát triển của vùng đất xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Do lượng cá Chày đánh bắt được nhiều, ông cha đã nghĩ ra cách chế biến cá thành món Chả cá Chày thơm ngon. Từ đó, nghề sản xuất Chả cá Chày được hình thành và phát triển cho đến tận ngày nay và đã đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Sản phẩm Chả cá Chày của xã Đại Hợp có vị thơm, ngon ngọt đặc biệt so với các sản phẩm chả cá khác trên thị trường nhờ được chế biến bằng phương pháp truyền thống, sử dụng nguồn nguyên liệu cá Chày biển tươi ngon. Chính vì thế sản phẩm chả cá chày Đại Hợp có giá bán cao gần gấp 1,5 - 2 lần so với các sản phẩm chả cá thông thường trên thị trường.

Sản phẩm Chả cá Chày đã được bảo hộ nhãn hiệu tập thể (NHTT) “Chả cá chày Đại Hợp - đặc sản xã Đại Hợp - huyện Kiến Thụy - thành phố Hải Phòng” theo quyết định số 85787/QĐ-SHTT ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhằm nâng cao danh tiếng của sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chủ sở hữu nhãn hiệu là Hội Nông dân xã Đại Hợp. Tuy nhiên, từ bảo hộ đến việc quản lý, khai thác và phát triển sản phẩm chả cá Chày Đại Hợp mang NHTT còn hạn chế: chưa có mô hình và các công cụ quản lý nhãn hiệu; nhãn hiệu chưa được sử dụng trong quá trình thương mại hóa sản phẩm; sản phẩm chưa có bao bì nhãn mác và tiêu chuẩn chất lượng; thị trường tiêu thụ chủ yếu kênh truyền thống tại địa phương; danh tiếng sản phẩm chưa được nhiều người biết đến.

Xuất phát từ những vấn đề trên, năm 2022 thành phố Hải Phòng đã hỗ trợ thực hiện dự án: Hỗ trợ quản lý, khai thác và Phát triển Nhãn hiệu tập thể “Chả cá Chày Đại Hợp - đặc sản xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng (viết tắt là dự án) nhằm xây dựng được mô hình quản lý, khai thác và phát triển NHTT sau khi được bảo hộ một cách hiệu quả, đồng thời nâng cao danh tiếng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm Chả cá Chày Đại Hợp trên thị trường và từ đó nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho người dân.

2. Nội dung và kết quả triển khai
NHTT chỉ phát huy giá trị khi cần có một mô hình quản lý, khai thác và sử dụng NHTT một cách hiệu quả, phù hợp với thực tiễn và được các bên chấp nhận. Mô hình cần có chủ thể vận hành, tham gia mô hình và đi cùng với nó là một hệ thống các văn bản, công cụ phục vụ cho việc quản lý và khai thác phù hợp. Một sản phẩm mang NHTT nếu không quản lý tốt sẽ bị lạm dụng danh tiếng trong hoạt động thương mại, quyền sở hữu và quyền sử dụng bị xâm hại… Hậu quả, NHTT sẽ mất tác dụng, thậm chí gây những tác động ngược nghiêm trọng về kinh tế - xã hội đối với cộng đồng người sản xuất.

Dự án đã kiện toàn và vận hành thử nghiệm mô hình quản lý, khai thác và phát triển NHTT “Chả cá Chày Đại Hợp - đặc sản xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng”. Các kết quả đạt được như sau:

 2.1. Kiện toàn mô hình quản lý NHTT “Chả cá Chày Đại Hợp - đặc sản xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng
Nhằm nâng cao công tác quản lý, khai thác giá trị NHTT “Chả cá Chày Đại Hợp - đặc sản xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng” dự án đã phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Kiến Thụy, UBND xã Đại Hợp, Hội Nông dân xã Đại Hợp và toàn thể các cơ sở sản xuất Chả cá chày Đại Hợp đã thống nhất mô hình quản lý, khai thác và phát triển NHTT “Chả cá Chày Đại Hợp - đặc sản xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng”:

 
cc1
Mô hình quản lý, khai thác và phát triển NHTT “Chả cá Chày Đại Hợp - đặc sản xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng

Trong mô hình quản lý “Chả cá Chày Đại Hợp - đặc sản xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng” bao gồm các chủ thể:
- Chủ sở hữu nhãn hiệu: Hội Nông dân xã Đại Hợp.
- Chủ thể sử dụng nhãn hiệu: Các hộ gia đình là thành viên của Hội Nông dân xã Đại Hợp, có hoạt động sản xuất chả cá Chày và/hoặc kinh doanh sản phẩm trong vùng bảo hộ nhãn hiệu (xã Đại Hợp) và cam kết tuân thủ quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu và các công cụ quản lý nhãn hiệu.

- Các Cơ quan phối hợp quản lý: để công tác quản lý NHTT “Chả cá Chày Đại Hợp - đặc sản xã Đại Hợp - huyện Kiến Thụy - thành phố Hải Phòng” đạt hiệu quả, bên cnh Chshu nhãn hiu cn có sự tham gia, htrcủa các cơ quan, ban, ngành địa phương với tư cách là các đơn vị qun lý bên ngoài, bao gồm các đơn vị sau: UBND xã Đại Hợp, phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Kiến Thụy, Hội Nông dân huyện Kiến Thụy, Sở KHCN thành phố Hải Phòng, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thành phố Hải Phòng, Hội Nông dân thành phố Hải Phòng...

Mô hình tổ chức tổ chức quản lý, khai thác và phát triển NHTT  “Chả cá Chày Đại Hợp - Đặc sản xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng” được tổ chức theo 3 cấp:

Tự quản lý:
Các hộ sử dụng nhãn hiệu tập thể “Chả cá Chày Đại Hợp - Đặc sản xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng” thực hiện tự quản lý chất lượng sản phẩm do mình sản xuất hoặc/và kinh doanh; tự quản lý việc sử dụng NHTT (bao bì, tem, nhãn mác) dùng cho sản phẩm.
am Thành Nam”

Nghiêm túc thc hiện đúng các văn bản ni bcó liên quan, quy trình kthut đã được ban hành; chu skim tra, giám sát ca Hội Nông dân xã Đại Hợp và các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan trong quá trình sản xuất và kinh doanh các sn phm Chả cá Chày Đại Hợp mang NHTT “Chả cá Chày Đại Hợp - Đặc sản xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng”.

Quản lý cơ sở
Hội Nông dân xã Đại Hợp thanh tra, kiểm tra quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, hoạt động sử dụng NHTT của các tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu; cấp và thu hồi quyền sử dụng cho các tổ chức/cá nhân...
Để đảm bo hiu ququn lý, Hội Nông dân xã Đại Hợp đã xây dựng cơ cấu tchc phù hp vi các bphn chuyên trách trc tiếp điều hành, giám sát các mng hot động trong quá trình sdng, qun lý và khai thác NHTT “Chả cá Chày Đại Hợp - Đặc sản xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng”, cth:
+ Ban Chp hành: có thm quyn và chu trách nhiệm điều hành chung toàn bhoạt động ca Hội, trong đó có công tác quản lý vic sdng Nhãn hiu tp th;
+ Ban Thường vHi phân công và thành lp 03 bphn chuyên môn: Bphn cp phép sdng, Bphn kim soát và Bphn thc thi quyn và gii quyết khiếu ni.

Với tư cách là chủ shu nhãn hiu, Hội Nông dân xã Đại Hợp không chỉ quản lý chất lượng sản phẩm, sử dụng nhãn hiệu mà còn có nhiệm vụ phát triển thị trường tiêu thụ cho sản phẩm Chả cá chày Đại Hợp. Thị trường tiêu thụ không chỉ dng li bán cho người tiêu dùng trực tiếp ở thị trường tiêu thụ nội huyện, tỉnh mà phải mở rộng thị trường tiêu thụ, sản phẩm được vào các hthng chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, siêu th. Tuy vậy, để làm được điều này không phi ngày mt ngày hai là hoàn thành, mà nó phi theo mt chui hthng, phi có shtr, sự đầu tư bài bản, lâu dài, hiu quvdây chuyn máy móc, công nghchế biến, bảo quản, vận chuyển... đến khâu tuyên truyn, qung bá.

Quản lý bên ngoài
Để công tác quản lý Nhãn hiệu tập thể hoạt động có hiệu quả, bên cạnh chủ sở hữu nhãn hiệu cần có sự hỗ trợ của các cơ quan, ban, ngành địa phương với tư cách là các đơn vị phối hợp tham quản lý Nhãn hiệu tập thể, có thể bao gồm các đơn vị sau:
- Cấp xã: UBND xã Đại Hợp giám sát quy trình kỹ thuật sản xuất và chất lượng sản phẩm của các hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quản lý.
- Cấp huyện:
+ Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Kiến Thụy kiểm soát chất lượng sản phẩm, hỗ trợ tổ chức sản xuất, quảng bá sản phẩm.
+ Hội Nông dân huyện Kiến Thụy: tổ chức quản lý hoạt động của Hội Nông dân xã Đại Hợp, hỗ trợ trong tổ chức sản xuất, quảng bá sản phẩm.
- Cấp tỉnh:
+ Sở KHCN thành phố Hải Phòng: hỗ trợ về công nghệ trong sản xuất, phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm.
+ Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thành phố Hải Phòng kiểm tra điều kiện sản xuất, chất lượng sản phẩm.
+ Hội Nông dân thành phố Hải Phòng: cấp quản lý của Hội Nông dân cấp xã, hỗ trợ tổ chức sản xuất, quảng bá sản phẩm.


2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản phục vụ cho việc quản lý, khai thác và phát triển NHTT “Chả cá Chày Đại Hợp - Đặc sản xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng
Dự án đã phối hợp với chủ sở hữu NHTT là Hội Nông dân xã Đại Hợp hoàn thiện và ban hành các văn bản phục vụ cho việc quản lý, khai thác và phát triển NHTT “Chả cá Chày Đại Hợp - Đặc sản xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng”, bao gồm:
- Quy chế quản lý và sử dụng NHTT “Chả cá Chày Đại Hợp - đặc sản xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng
- Quy trình cấp và thu hồi quyền sử dụng NHTT “Chả cá Chày Đại Hợp - đặc sản xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng
- Quy định kỹ thuật sản xuất, đóng gói, bảo quản sản phẩm
- Hệ thống sổ sách theo dõi, kiểm tra NHTT “Chả cá Chày Đại Hợp - đặc sản xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng

2.3. Triển khai hoạt động khai thác và phát triển NHTT “Chả cá Chày Đại Hợp - Đặc sản xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng
Để khai thác và phát triển giá trị NHTT “Chả cá Chày Đại Hợp - Đặc sản xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng” dự án đã hỗ trợ cho Hội Nông dân xã Đại Hợp và các cơ sở sản xuất và/hoặc kinh doanh sản phẩm Chả cá Chày Đại Hợp đủ điều kiện sử dụng nhãn hiệu trên địa bàn xã Đại Hợp các công cụ quảng bá sản phẩm và phát triển thị trường: bao bì, nhãn mác, tờ rơi, standee, túi, hộp, biển hiệu...Giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm tại một số siêu thị mini, cửa hàng thực phẩm, nhà hàng ở Hải Phòng và Hà Nội. Đồng thời xây dựng fanpage “CHẢ CÁ CHÀY ĐẠI HỢP” để giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm.

Cấp quyền sử dụng
Dự án đã hỗ trợ xây dựng bộ hồ sơ cấp quyền sử dụng NHTT “Chả cá Chày Đại Hợp - đặc sản xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng” và hướng dẫn cấp quyền cho Hội Nông dân xã Đại Hợp và các cở sở sản xuất và/hoặc kinh doanh sản phẩm Chả cá Chày trên địa bàn xã Đại Hợp. Dựa trên các quy định về sử dụng nhãn hiệu, đã có 02 cơ sở đã được cấp quyền sử dụng NHTT “Chả cá Chày Đại Hợp - đặc sản xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng”: Cơ sở kinh doanh và chế biến thực phẩm Trinh Tuyến và Cơ sở kinh doanh và chế biến thực phẩm An Khánh.
cc2
Hội nghị cấp quyền sử dụng NHTT cho các cơ sở sản xuất Chả cá Chày Đại Hợp
​​​​​​​
Hỗ trợ thiết bị đóng gói, hệ thống nhận diện và quảng bá sản phẩm
Trước khi dự án được thực hiện, sản phẩm chả cá chày Đại Hợp được lưu thông trên thị trường dưới hình thức không có bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc chính vì thế người tiêu dùng khó có thể nhận biết được sản phẩm trên thị trường. Để quảng bá sản phẩm trên thị trường, dự án đã tiến hành hỗ trợ xây dựng bộ công cụ nhận diện và quảng bá sản phẩm chả cá chày Đại Hợp bao gồm: bao bì, nhãn, tờ rơi, standee, túi, hộp. Đồng thời, hỗ trợ hệ thống máy hút chân không để đảm bảo chất lượng, ATTP cho sản phẩm và đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng.
cc3
Hỗ trợ cho cơ sở sản xuất chả cá Chày máy hút chân không
cc4
Bộ nhận diện sản phẩm Chả cá Chày Đại Hợp trên thị trường
​​​​​​​
Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm QR code
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới sản phẩm chất lượng nhưng phải đảm bảo an toàn và rõ nguồn gốc xuất xứ. Để đáp ứng yêu cầu của thị trường, dự án đã hỗ trợ xây dựng Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm chả cá chày Đại Hợp mang NHTT, các thông tin được mã hóa dưới dạng mã QR code bao gồm: thông tin về sản phẩm, thông tin cơ sở sản xuất và một số thông tin liên hệ khác. Người tiêu dùng có thể sử dụng các phần mềm quét mã trên điện thoại thông minh.
cc5
Thông tin trên hệ thống quy xuất nguồn gốc sản phẩm chả cá chày Đại Hợp
​​​​​​​​​Tập huấn nâng cao năng lực
Dự án đã tổ chức các lớp tập huấn cho chủ sở hữu nhãn hiệu và các cơ sở sản xuất và/hoặc kinh doanh sản phẩm Chả cá chày trên địa bàn xã Đại Hợp nhằm nâng cao năng lực cho các chủ thể trong hoạt động quản lý, khai thác và phát triển NHTT “Chả cá Chày Đại Hợp - Đặc sản xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng”. Các nội dung tập huấn: i)Phổ biến quy định kỹ thuật sản xuất, ii) Phổ biến các công cụ quản lý và sử dụng nhãn hiệu, iii) Tập huấn kiến thức về ATTP trong sản xuất chả cá chày; iv) Tập huấn về marketing và chuỗi giá trị sản phẩm.
cc6
Tập huấn nâng cao năng lực cho chủ sở hữu và các hộ sản xuất Chả cá Chày Đại Hợp
​​​​​​​
Quảng bá và thử nghiệm kênh phân phối
Sau khi có sự tác động của dự án, thị trường tiêu thụ của sản phẩm Chả cá chày Đại Hợp đã được mở rộng, ngoài thị trường trong huyện và kênh truyền thống trước đó, sản phẩm đã được đưa vào các nhà hàng, cửa hàng thực phẩm, siêu thị mini tại Hải Phòng và Hà Nội.
cc7
Giới thiệu và bán sản phẩm tại siêu thị mini

3. Kết luận
Dự án Hỗ trợ quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể “Chả cá Chày Đại Hợp - Đặc sản xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng” đã hỗ trợ chủ sở hữu nhãn hiệu là Hội Nông dân xã Đại Hợp hoàn hiện mô hình quản lý, khai thác và phát triển với sự tham gia của nhiều chủ thể vào mô hình và cùng với đó là xây dựng được các công cụ giúp quản lý và hệ thống các công cụ nhận diện và quảng bá cho sản phẩm Chả cá chày Đại Hợp. Việc làm này đã góp phần nâng cao được chất lượng, danh tiếng, mở rộng thị trường tiêu thụ của sản phẩm Chả cá chày Đại Hợp, đặc biệt là tiếp cận với kênh hàng cao cấp (hệ thống siêu thị mini, nhà hàng, thực phẩm sạch) giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và ổn định sản xuất cho người dân tại địa phương.
Trong thời gian tới, cần có sự chung tay mạnh mẽ hơn nữa của Các cơ quan chính quyền địa phương, Hội Nông xã Đại Hợp, các hộ sản xuất và kinh doanh sản phẩm Chả cá chày Đại Hợp trong hoạt động quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể “Chả cá Chày Đại Hợp - Đặc sản xã Đại Hợp – huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng” để sản phẩm Chả cá chày của xã Đại Hợp tiến xa hơn nữa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây