trongdong
text logo

Hai Cây Nghiến ở Na Hang được công nhận cây di sản Việt Nam

Tác giả bài viết: Đức Anh

Thứ hai - 25/03/2024 04:43
Cây nghiến có tên khoa học là Burretiodendron hsienmu là một loài thực vật có hoa, trước đây được phân loại trong họ Đoạn (Tiliaceae) còn hiện nay thuộc phân họ Dombeyoideae của họ Cẩm quỳ (Malvaceae) nghĩa rộng. Nghiến sống ở Trung Quốc và Việt Nam. Hiện nay, tại huyện Na Hang, Lâm Bình (Tuyên Quang) trong diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ số lượng cây gỗ nghiến còn khá nhiều, được bảo vệ nghiêm ngặt và chặt chẽ.
1
Cây Nghiến được công nhận cây di sản Việt Nam ước tính trên 1000 năm tuổi

Đầu tháng 3/2024, tại Bản Bung xã Thanh Tương huyện Na Hang Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam và UBND huyện Na Hang đã tổ chức khánh thành gắn biển bia cây di sản Việt Nam Cây nghiến.

Hai Cây Nghiến được công nhận cây di sản Việt Nam nằm tại xã Thanh Tương có đường kính trên 6m chiều cao 36m, được nhân dân bảo vệ, giữ gìn từ nhiều đời nay. Vị trí cây nằm trên sườn núi đá có độ cao 440m so với mực nước biển. Theo đánh giá cây nghiến cổ thụ có tuổi đời lên đến 1000 năm tuổi. Từ trục đường liên thôn lên vị trí cây có khoảng cách 60m rất thuận tiện cho du khách thăm quan trải nghiệm. Trên địa bàn huyện Na Hang hiện có tổng diện tích trên 21.000 ha rừng đặc dụng và hơn hơn 22.000ha rừng phòng hộ. Đối với cây nghiến là cây thuộc nhóm 2A đặc biệt quý hiếm.

2
Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam và UBND huyện Na Hang đã tổ chức khánh thành gắn biển bia cây di sản Việt Nam Cây nghiến

Gỗ nghiến có tính cơ học cao, rất cứng, dai, bền, không vân, không mọt, mối, lõi có màu nâu sẫm đồng đều, vòng vân rất mờ, dù chôn xuống đất vẫn thế. Người dân một số vùng núi đá cao (chủ yếu là người TàyNùng) dùng gỗ nghiến để làm nhà sàn: cột nhà, sàn nhà, hoành, vì, kèo….Trong đó, gỗ nghiến thuộc loại gỗ nặng có tỉ trọng cao khoảng 950-1100kg/1m3 (độ ẩm 15%) nên khi cầm gỗ nghiến trên tay so với các loại gỗ khác sẽ thấy chênh lệch đáng kể. Gỗ nghiến khi được bào nhẵn thì có thể thấy được các vân hoa tinh vi.

Vì các đặc tính trên mà gỗ nghiến được nhiều người săn tìm. Để phục vụ làm các sản phẩm nội thất trong nhà như bàn ghế, cầu thang, giường ngủ, sập kệ...Cũng chính vì thế, việc bảo vệ, chăm sóc bào tồn những cây gỗ nghiến có tuổi đời hàng trăm năm đến nghìn năm tuổi đang rất được quan tâm.

3
Kiểm lâm huyện Na Hang là lực lượng nòng cốt giữ và bảo vệ màu xanh của rừng

Từ năm 2010 đến nay, hàng ngàn cây cổ thụ trong cả nước đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận, vinh danh là cây Di sản Việt Nam. Với việc công nhận cây Nghiến là cây cổ thụ việc làm này đã góp phần khơi dậy tinh thần bảo vệ môi trường, bảo tồn tại chỗ đa dạng loài cây và gen thực vật của nước ta./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây