trongdong
text logo

Phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và củng cố khối đoàn kết toàn dân

Tác giả bài viết: Dương Sơn (t/h)

Thứ bảy - 09/09/2023 09:54
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông dương ra chỉ thị về vấn đề thành lập Hội phản đế Đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam.
Mặt trận tổ quốc là nơi tập hợp các tầng lớp xã hội đoàn kết xây dựng cuộc sống mới
Mặt trận tổ quốc là nơi tập hợp các tầng lớp xã hội đoàn kết xây dựng cuộc sống mới

Theo lịch sử, giữa lúc cao trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo mà đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ tĩnh đang diễn ra sôi nổi và rầm rộ trong cả nước, ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông dương ra chỉ thị về vấn đề thành lập Hội phản đế Đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam. Và Mặt trận đã đồng hành cùng dân tộc dưới sự lãnh đạo của đảng giành độc lập dân tộc.

Sau năm 1954, Việt Nam bị chia cắt thành 2 miền Nam - Bắc với 2 chính quyền khác nhau. Vì thế, ở Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống Nhất toàn quốc được tổ chức tại thủ đô Hà Nội trong khoảng thời gian 5/9 - 10/9/1955, chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm đề cao nhiệm vụ thống nhất đất nước.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Sau này, ngày 10/9 được chọn để kỷ niệm sự ra đời của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, qua đó cũng nhằm tôn vinh vai trò trong công cuộc thống nhất đất nước của Mặt trận, đồng thời nêu cao tinh thần đoàn kết, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi đồng bào của dân tộc ta.

Năm 2014 là năm đầu tiên Mặt trận triển khai chức năng giám sát xã hội theo tinh thần của Hiến pháp 2013 và Quyết định 217 của Bộ Chính trị ngày 12-12-2013 về việc ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội. Từ năm 2015, Mặt trận tổ quốc phối hợp với các tổ chức đoàn thể triển khai 8 chương trình giám sát ở cấp TƯ. Trong đó, ngoài giám sát chính sách ưu đãi cho người có công, 7 nội dung giám sát còn lại đều hướng đến nhiều vấn đề bức xúc của những đối tượng cụ thể.

Tiếp tục những chương trình giám sát từ năm 2015, sang năm 2016, công tác giám sát tiến thêm bước mới, có tới 11 chương trình giám sát được MTTQ và các thành viên triển khai, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Trước hết là chương trình giám sát công tác bầu cử Quốc hội khóa XIV và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Qua giám sát cho thấy công tác bầu cử được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp của chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể, các ban ngành hữu quan từ tỉnh đến cơ sở.

Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam các cấp làm việc với tinh thần khẩn trương tích cực để tiến hành các bước của công tác bầu cử đúng quy định, thực hiện tốt vai trò của Mặt trận trong công tác bầu cử. Một trong những vấn đề dư luận quan tâm được Mặt trận thực hiện giám sát chương trình phối hợp hành động hỗ trợ nhân dân khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng xâm nhập mặn, hạn hán, thủy hải sản chết hàng loạt…

Ban Thường trực Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam, Các tổ chức chính trị-xã hội, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Nghề cá Việt Nam đã ký kết Chương trình phối hợp số 15/CTPH-MTTW-TCTV về phối hợp hành động hỗ trợ nhân dân khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng xâm nhập mặn, hạn hán. Sau hơn 3 tháng triển khai thực hiện, Chương trình phối hợp số 15 vận động được số tiền và hiện vật quy ra được hơn 204 tỷ đồng. Từ nguồn vận động đó, đã hỗ trợ được hơn 193.726 lượt hộ gia đình ảnh hưởng xâm nhập mặn, hạn hán, thủy hải sản chết hàng loạt với số tiền 150 tỷ đồng; vận động hỗ trợ được hơn 1.861 tấn gạo.

Tiếp tục giám sát về chế độ ưu đãi người có công, từ năm 2016, MTTQ tiếp tục triển khai giám sát thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Mục tiêu chủ yếu của công tác giám sát này là theo dõi kết quả việc giải quyết của các tỉnh, thành phố đối với những người hưởng thiếu, hưởng sai và được đề nghị hưởng chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng sau thực hiện chương trình tổng rà soát.

Các chương trình giám sát khác như giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giai đoạn 2014-2020; chương trình giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ sở y tế tư nhân; chương trình phối hợp giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở; chương trình giám sát việc thực hiện Nghị quyết TƯ 6 (khóa XI) về phát triển khoa học, công nghệ và Luật Khoa học và Công nghệ; chương trình giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội trong các loại hình doanh nghiệp; giám sát việc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực thuế và hải quan; giám sát việc triển khai xác định chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước; vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2021 và 2021-2026.

Tất cả đều được đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm theo dõi, đồng tình ủng hộ. công tác giám sát thu được những kết quả có ý nghĩa trên nhiều phương diện và tạo được sự chuyển biết tích cực về nhận thức đối với vai trò vị trí của MTTQ Việt Nam, góp phần phản ánh, cung cấp thêm thông tin và những kiến nghị, đề xuất làm cơ sở cho các cơ quan hữu quan ban hành, quyết định các vấn đề có liên quan, chỉ đạo và đôn đốc thực hiện cũng như giám sát việc thực hiện của các cơ quan có trách nhiệm./.

Nguồn tin: doanhnghiepvakinhtexanh.vn:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây